6 sai lầm thường gặp khi chọn mua web hosting

Việc tìm được một nhà cung cấp hosting tốt không phải quá khó – nhưng sẽ là vấn đề đối với những bạn chưa biết. Thông thường các bạn sẽ tìm kiếm trên Google với các từ khóa kiểu như “hosting tốt nhất” hoặc “hosting hàng đầu”, “hosting chất lượng”,… Và bạn sẽ cảm thấy may mắn khi Google trả về một đống kết quả với rất nhiều website có tên miền rất đẹp, rất liên quan nhưng thực ra lại không tốt cho bạn chút nào.

Lý do là phần lớn những trang web như thế đều là những người làm Affiliate (tiếp thị liên kết) để kiếm tiền. Họ sẽ đưa ra hàng loạt những gợi ý tốt đẹp cho bạn, theo kiểu là: “Top 10 nhà cung cấp hosting tốt nhất” hay “Top 10 nhà cung cấp hosting uy tín giá rẻ”… bằng mọi cách thuyết phục bạn mua qua liên kết giới thiệu của họ và họ sẽ được một khoản tiền hoa hồng không hề nhỏ. Kết quả là, bạn sẽ gặp phải hàng loạt những rắc rối sau đó.

Thất vọng với nhà cung cấp Web Hosting
Thất vọng với nhà cung cấp Web Hosting

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn về 6 lỗi phổ biến khi lựa chọn nhà cung cấp hosting để giúp những bạn còn “thiếu kinh nghiệm” có thể tránh được những sai lầm cơ bản này:

Sai lầm đầu tiên: Tìm kiếm từ khóa “Hosting tốt nhất” – “Best Web Hosting”

Thật không may, trên Internet có quá nhiều kẻ xấu, những kẻ bằng mọi thủ đoạn, sử dụng mọi cách đen tối nhất để trục lợi. Trong lĩnh vực mà chúng ta đang thảo luận ở đây, chẳng ai khác đó chính là những kẻ đã tạo ra những website chuyên đánh giá hosting.

Họ thường tạo ra “danh sách những nhà cung cấp hosting hàng đầu“, “danh sách các nhà cung cấp hosting tốt nhất“,… Ở đó, họ sắp xếp các nhà cung cấp hosting thành một bảng so sánh với những thông số rất rất cơ bản và có một link Affiliate dẫn đến website của nhà cung cấp hosting tương ứng.

Cho dù bạn click vào xem nhà cung cấp hosting nào thì bạn cũng sẽ chỉ thấy toàn những lời tung hô, khen ngợi lên tận mây xanh, và sẽ cả có những lời mời gọi hấp dẫn thuyết phục bạn “HÃY MUA ĐI, MUA ĐI”. Nếu bạn vội vàng mua thì đó chắc chắn là quyết định sai lầm! Bởi vì trên thực tế, những lời quảng cáo hấp dẫn đó chỉ là giả dối.

Thay vì phải đọc những thông tin thiếu khách quan ở những website giả dối đó, bạn hãy tìm những đánh giá chi tiết và chân thực của các Blogger uy tín hoặc trên những diễn đàn – nơi được cả cộng đồng cùng đánh giá, chắc chắn thông tin bạn nhận được sẽ khách quan hơn.

Nếu bạn cần tìm hiểu các hosting quốc tế, hãy vào WebHostingTalk – một cộng đồng những người đam mê hosting rất đáng tin cậy.

Sai lầm 2: Tìm kiếm hosting “không giới hạn”

Ai cũng phấn khởi khi nghĩ đến tương lai không xa website/blog của mình phát triển rất tốt, có một lượng lớn traffic mỗi ngày cho nên để minh chứng cho sự “biết nhìn xa, trông rộng” bạn mải miết tìm kiếm một nhà cung cấp hosting không giới hạn. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ về khái niệm “không giới hạn” mà các nhà cung cấp hosting đặt ra?

Các nhà cung cấp hosting đưa ra khái niệm “không giới hạn” chẳng qua là vì họ dám cam đoan đáp ứng “không giới hạn” nhu cầu của bạn. Cụ thể là: họ cho phép bạn lưu trữ và truyền tải “không giới hạn” dung lượng, tạo “không giới hạn” tài khoản FTP, Database, Email,… Nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng bạn nên nhớ một điều là họ đang chỉ nói về những thứ “không giới hạn” mà không hề nhắc đến những thứ “bị giới hạn“.

Vậy những thứ “bị giới hạn” ở đây là gì ? Hãy xem chi tiết ở bài viết này: Hiểu đúng về Hosting không giới hạn

Sai lầm 3: Giá rẻ là quan trọng nhất

Khi nghĩ đến việc mua hosting bạn đừng để giá trở thành yếu tố quan trọng nhất. Tất nhiên, hosting giá rẻ là rất tốt nhưng bạn nên suy nghĩ về “giá rẻ” và “giá hợp lý”. Bởi vì nếu không có một số tiền tối thiểu thì không thể nào cung cấp được dịch vụ hosting tốt. Tôi lấy ví dụ như này:

Số tiền tối thiểu để mua một cái áo sơ mi đẹp là khoảng 200k. Bạn không thể tin tưởng vào một cửa hàng bán cho bạn 1 chiếc áo sơ mi với giá 50k mà lại đẹp được đúng ko? Hoặc là điện thoại iPhone có giá thị trường khoảng 10 triệu đồng, bỗng nhiên có thằng rao bán 2 triệu bạn có dám mua không?

Trong lĩnh vực này cũng vậy, giá từ $1-$2 là quá rẻ cho bất kỳ loại lưu trữ nào. Nếu nhà cung cấp nào có thể đảm bảo chất lượng tốt với giá thấp như vậy, họ nên đi bán Cafe thay vì cung cấp dịch vụ lưu trữ web. Con số thấp hơn $2 là quá rẻ với tôi. Sự thật là tôi đã từng trả $1.88 để sử dụng hosting của iPage. Rất không may, đây là nhà cung cấp hosting tồi tệ nhất mà tôi từng biết. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến iPage nữa.

Có một câu nói cũ bạn có thể áp dụng ở đây: “Tiền nào của nấy”. Trong lĩnh vực này, hãy lựa chọn nhà cung cấp có gói hosting tối thiểu từ 50.000 VNĐ/tháng trở lên. Đừng trông đợi chất lượng ở một gói hosting giá rẻ chỉ bằng 1 suất cơm bình dân!

Sai lầm 4: Bỏ qua ToS (Terms of Service – Điều khoản dịch vụ)

Hầu hết newbie không đọc hoặc không quan tâm đến các Điều khoản dịch vụChính sách sử dụng (đặc biệt là chính sách email) của các nhà cung cấp host. Chắc chắn, sớm muộn bạn cũng sẽ gặp rắc rối.

Sự cố thường xảy ra với các nhà cung cấp host không giới hạn khi mà họ vẫn giới hạn một số thứ như tôi đã nói ở trên, nhưng họ chỉ viết chi tiết ở phần Điều khoản dịch vụ chứ không hề nhắc đến khi bạn xem thông tin của một gói host.

Về chính sách gửi thư điện tử, chắc chắn sẽ có giới hạn đối với gói Shared Hosting, bạn nên tìm hiểu xem nhà cung cấp host đó cho phép bạn gửi đi tối đa bao nhiêu thư mỗi giờ, bao nhiêu thư mỗi ngày hay mỗi tháng?

Phần ToS nói chung cũng thường bao gồm cả chính sách hoàn tiền (refund). Đừng vội tin những banner “hoàn tiền trong 30 ngày sử dụng”. Hãy đọc kỹ điều đó trong ToS của họ.

Nói chung phần ToS này rất quan trọng, có thể nó khá dài và làm mất thời gian nhưng chắc chắn nó là cần thiết để bạn có thể hạn chế tối đa những rắc rối về sau. Đừng lười biếng nhé!

 Lỗi thứ 5: Đăng ký dài hạn

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm với một nhà cung cấp web hosting thì đừng đăng ký sử dụng ngay 12 tháng hoặc lâu hơn. Trên thực tế, câu chuyện “đòi tiền” trở nên vô cùng khó khăn vì chẳng nhà cung cấp nào muốn bị như vậy.

Nếu không đòi được tiền, bạn sẽ phải sử dụng “dịch vụ tồi tệ” đó đến hết thời hạn còn lại. Theo kinh nghiệm của tôi với iPage, tôi đã mua ngay 1 năm (với giá $1.88/tháng) nhưng tôi đã buộc phải chuyển sang JustHost, từ bỏ tài khoản iPage mà vẫn còn thời hạn khoảng 9 tháng nữa. Quá lãng phí!

Tóm lại, với một nhà cung cấp hosting mới, bạn hãy liên hệ xem họ có cho dùng thử hay không. Nếu không, thì chỉ đăng ký với kỳ hạn 1 tháng để kiểm tra chất lượng dịch vụ của họ ra sao đã. Nếu bạn thấy ấn tượng thì lúc đó hãy suy nghĩ đến việc thanh toán cả năm hoặc dài hơn để được hưởng ưu đãi.

Lỗi thứ 6: Không có hỗ trợ Live Chat

Hỗ trợ Live Chat
Hỗ trợ Live Chat

Hỗ trợ Live Chat rất cần thiết trong những trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn, website của bạn đột ngột không thể kết nối được (bị timed out) – Đây là sự cố khiến rất nhiều khách xem website (visitor) của bạn không bao giờ trở lại. Bạn sẽ giải quyết ngay vấn đề này như thế nào nếu không có hỗ trợ Live Chat ? Liên hệ qua điện thoại à? Hay là tạo yêu cầu hỗ trợ (ticket)?

Nếu là hosting trong nước thì tôi không nói làm gì, nhưng nếu là hosting nước ngoài thì sẽ thật khó khăn khi tiếng Anh của bạn không tốt. Thậm chí, cước phí gọi quốc tế cũng rất đắt đỏ và không đáng cho một sự cố nhỏ.

Nếu gửi ticket (thư hỗ trợ) thì bạn sẽ phải chờ đợi họ trả lời, có thể là chỉ sau vài phút nhưng cũng có thể là sau 1 vài giờ bạn mới nhận được sự trợ giúp.

Vì vậy, bạn hãy tìm nhà cung cấp host nào có hỗ trợ Live Chat – đó là tốt nhất cho bạn.

Kết luận

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu một nhà cung cấp web hosting mới, hãy lưu ý 6 sai lầm phổ biến ở trên để tránh gặp phải những rắc rối về sau. Nếu bạn chọn được một nhà cung cấp hosting chất lượng nghĩa là bạn đã có nền tảng tốt để phát triển các website/blog của mình. Nếu bạn biết ai đó đã mắc phải những sai lầm khác, xin hãy chia sẻ bằng cách bình luận ở đây.

Theo dõi bài viết
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Gửi bình luận của bạn về bài viết này.x