Bounce Rate là gì? Vai trò của Bounce Rate trong SEO

Bounce Rate hay còn gọi là Tỷ lệ thoát trang (tỷ lệ bỏ trang), là một trong các chỉ số rất quan trọng của website được sử dụng trong lĩnh vực phân tích web. Dựa vào chỉ số bounce rate mà các nhà phân tích web có thể đánh giá khách quan chất lượng của một trang web bởi chỉ số này phản ánh trải nghiệm của người dùng trên một trang web. Các bạn mới học SEO muốn hiểu rõ về khái niệm bounce rate hãy đọc hết bài viết dưới đây.

Khái niệm Bounce Rate

Nếu các bạn có thể đọc hiểu tiếng Anh thì xem ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Bounce_rate hoặc ở đây: https://support.google.com/analytics/answer/1009409?hl=en (các bạn có thể sửa cái hl=en thành hl=vi để xem nội dung bằng tiếng Việt – nhưng Google dịch hơi khó hiểu)

Nếu ai đó truy cập vào web của bạn và chỉ xem 1 trang duy nhất sau đó tắt đi thì lượt truy cập đó được tính là 1 lượt thoát (bỏ trang). Bounce Rate là tỷ lệ số lượt bỏ trang trên 1 trang web (phía dưới có công thức tính bạn nhìn vào là hiểu ngay).

Các bạn không nên nhầm tưởng chỉ số Bounce Rate là của Google Analytics bởi vì Bounce Rate là thuật ngữ trong lĩnh vực phân tích website và Google Analytics chỉ là 1 trong rất nhiều công cụ phân tích web trên thế giới có sử dụng thuật ngữ này. Tuy nhiên vì Google Analytics được sử dụng nhiều nhất nên chúng ta có thể lấy nó làm đại diện.

Các bạn cũng cần phân biệt rõ bounce rate của trang web KHÁC với bounce rate của website nhé. Tỷ lệ này chỉ được tính cho từng trang trên website tức là với mỗi 1 bài viết, danh mục, tag,… đại khái là mỗi đường link khác nhau (xem thêm: Link là gì) thì giá trị bounce rate cũng khác nhau. Còn cái chỉ số bounce rate mà bạn vẫn nhìn thấy trên trang tổng quan của Google Analytics chỉ là giá trị bouce rate trung bình – có tính chất tham khảo thôi chứ chưa nói lên điều gì đâu, bởi vì nhiều khi người ta vào trang web của bạn chỉ để lấy thông tin mà họ cần sau đó thoát ra ngay (ví dụ mấy trang như Wikipedia tỷ lệ thoát sẽ cao).

Bởi vì chỉ số Bounce Rate trung bình của cả website rất dễ gây hiểu lầm nên nếu bạn không hiểu sâu sắc về chỉ số này sẽ rất khó để giải thích cho người khác hiểu. Hãy xem công thức tính Bounce Rate dưới đây để chắc chắn bạn đã hiểu rõ về nó:

Công thức tính Bounce Rate

Bounce Rate của trang web ) được tính theo công thức:

Công thức tính Bounce Rate
Công thức tính Bounce Rate

 

Bounce Rate (A) – là tỷ lệ thoát của trang web A

V(A) – là tổng số lượt xem duy nhất trang web A (tức là chỉ xem trang web A và không xem bất cứ trang nào khác)

T(A) – là tổng số lượt xem trang web A và các trang web khác A (trên cùng một tên miền)

Có một số điểm cần làm rõ ở đây:

  1. Khi ai đó xem trang web A sau đó xem tiếp trang B hoặc C hoặc D,… trên cùng tên miền với trang web A thì lượt xem đó không bị tính cho V(A) nhưng vẫn tính cho T(A). Tương tự như vậy, nếu họ đã xem các trang B hoặc C hoặc D,… sau đó mới xem trang A thì lượt xem đó không bị tính cho V(A). Tức là, chỉ cần người đó xem từ 2 trang trở lên (trong cùng 1 website) thì lượt xem đó không bị tính là lượt thoát.
  2. Khi người dùng đang xem duy nhất trang A mà đóng cửa sổ trình duyệt web hoặc chuyển hướng đến một tên miền khác (truy cập trực tiếp hoặc click vào link) thì lượt truy cập đó được tính là 1 lượt thoát.
  3. Một phiên làm việc bình thường là 30 phút nên nếu người dùng xem trang A quá 30 phút sau đó mới mở trang B thì lượt xem ở phiên làm việc trước bị tính là 1 lượt thoát cho trang web A.

Bounce Rate trong Google Analytics

Để theo dõi chỉ số bounce rate trong Google Analytics thì website của bạn phải được cài đặt mã Google Analytics và có một lượng người xem nhất định thì mới có đủ số liệu để báo cáo:

Bounce Rate trong Google Analytics
Bounce Rate trong Google Analytics

Khi bạn sử dụng Google Analytics ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ thấy Tỷ lệ thoát chung bình của website ở ngay trang tổng quan. Theo hình minh họa trên là 73.36% tức là trung bình cứ 100 lượt xem web thì có khoảng 73 lượt là xem duy nhất 1 trang rồi bỏ đi. Đây là một tỷ lệ cao nhưng có thể tạm chấp nhận với những website đặc thù.

Để xem chi tiết tỷ lệ bỏ trang cho từng trang nội dung trên website thì các bạn làm từng bước theo hướng dẫn:

Xem tỷ lệ thoát từng bài viết trong Google Analytics
Xem tỷ lệ thoát từng bài viết trong Google Analytics

Các bạn lưu ý cái tỷ lệ thoát này là tương ứng với khoảng thời gian bạn chọn trong Google Analytics nên nó cũng sẽ thay đổi liên tục tùy vào hành vi của người xem web.

Sự quan trọng của Bounce Rate

Chỉ số bounce rate cao chứng tỏ người xem chẳng hào hứng gì với các nội dung khác trên trang web, có nghĩa là trang web của bạn chẳng có gì hay hoặc nó thật khó sử dụng,… Và ngược lại, bounce rate thấp chứng tỏ người xem rất thích website của bạn.

Mặc dù Google là một cỗ máy vô cùng tuyệt diệu nhưng nó cũng chưa thể đọc được suy nghĩ của con người vì vậy nó chỉ có thể căn cứ vào những hành vi của người xem trang web làm cơ sở để đo lường và đánh giá chất lượng của trang web đó. Hành vi bỏ trang là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm: Tỷ lệ thoát của trang web thấp giúp cho trang web dễ dàng có thứ hạng cao và ngược lại nếu tỷ lệ bỏ trang cao thì chỉ trong thời gian ngắn mặc dù từ khóa của trang web đang được xếp hạng cao cũng có thể bị đẩy xuống thấp.

Các nhà phân tích web cũng đánh giá cao những website có tỷ lệ bỏ trang thấp nên giá trị của website vì thế cũng tăng lên. Đối với các nhà đầu cơ tên miền, mua bán website thì lại càng đặc biệt quan tâm đến chỉ số này nên với những website có tương tác người dùng tốt đương nhiên sẽ có giá trị cao hơn.

Như vậy, tỷ lệ bounce rate là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá trải nghiệm của người xem website, là căn cứ để các nhà phân tích website đo lường, đánh giá chất lượng trang web cũng như hiệu quả của các chiến dịch marketing online và truyền thông. Mặt khác, bounce rate cũng góp phần tác động đến thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm vì thế việc giảm tỷ lệ thoát trang bounce rate trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với các nhà phát triển website.

Theo dõi bài viết
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Gửi bình luận của bạn về bài viết này.x