Pagerank là gì? Tìm hiểu về Google PageRank

Đa số các bạn làm SEO đều hiểu được tầm quan trọng của pagerank và nếu đặt backlinks trên những trang web có pagerank cao thì sẽ có thứ hạng cao trên Google. Nhưng nếu không hiểu rõ bản chất của pagerank thì rất dễ có những nhận định sai lầm khiến cho việc làm SEO không những không mang lại kết quả mà có khi còn bị Google phạt. Bởi vậy, nếu các bạn xác định theo nghề SEO thì cần phải hiểu rõ những khái niệm cơ bản trong SEO, trong đó có Pagerank.

Pagerank là gì

Pagerank (PR) là tên gọi của thuật toán phân tích các backlinks của một trang web nhằm đánh giá mức độ quan trọng của trang web đó. Đây là cơ sở cho việc xếp hạng các trang web trên công cụ tìm kiếm.

Xem thêm: Backlink là gì?

Khái niệm “Pagerank” xuất hiện năm 1998, được đặt theo tên của nhà phát triển Larry Page – người đồng sáng lập Google (khi đó còn là sinh viên của đại học Stanford) trong dự án nghiên cứu về công cụ tìm kiếm. Pagerank sau đó đã được cấp bằng sáng chế (thuộc sở hữu của đại học Stanford) và là một thương hiệu của Google. Tuy nhiên, Pagerank không phải là thuật toán chỉ được sử dụng bởi Google vì Robin Li (người sáng lập Baidu) cũng áp dụng thuật toán tương tự cho công cụ tìm kiếm số 1 Trung Quốc.

Giá trị của PageRank

Pagerank (viết tắt là PR) của một trang web có giá trị là một số nguyên từ 0 đến 10. Giá trị PR càng cao chứng tỏ trang web đó càng uy tín và chất lượng. Một trang web mới được tạo ra thì PR của nó bằng 0.

Trước đây mọi người có thể sử dụng Google Toolbar để kiểm tra PR của một trang web ngay trên trình duyệt và Google cũng cung cấp API cho phép bên thứ 3 tạo ra các ứng dụng kiểm tra chỉ số pagerank. Nhưng trong 2014, Google đã ngừng cập nhật pagerank và đến tháng 3 năm nay (2016) Google chính thức khai tử thanh công cụ Google Toolbar, đồng thời ẩn đi giá trị PR của tất cả các trang web. Vì thế chúng ta không thể kiểm tra được được chỉ số PR chính xác của một trang web nữa. Tuy nhiên, Google vẫn sử dụng giá trị PR để trong thuật toán xếp hạng các trang web.

Công thức tính Pagerank

Công thức tính Pagerank
Công thức tính Pagerank

PR(A) là pagerank của trang web A.

d=0.85 là một hằng số và có thể thay đổi.

PR(B), PR(C), PR(D),… là giá trị pagerank của các trang B, C, D,… có link đến trang A.

L(B), L(C), L(D),… là số lượng outbound link trên các trang tương ứng B, C, D,…

Vì sao có công thức này, mời các bạn nghiên cứu sâu hơn ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/PageRank

Ý nghĩa của PR

1. Giá trị PR phản ánh chất lượng và số lượng backlinks của một trang web nên nó là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.

2. Chỉ số PR cũng là cơ sở tham khảo để đánh giá website có uy tín hay không. Trong kinh doanh online niềm tin rất quan trọng, chỉ số PR cao chứng tỏ website có nhiều backlinks chất lượng. Những backlinks này có thể là tự nhiên hoặc do làm SEO mà có, nhưng có thể khẳng định chủ sở hữu website đang đầu tư, phát triển công việc kinh doanh một cách nghiêm túc.

Pagerank được sinh ra với mục đích tốt đẹp nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó: Trên các cộng đồng, diễn đàn SEO người ta thi nhau chia sẻ những diễn đàn của PR cao, dịch vụ mua bán tên miền có PR cao,… vô tình mọi người đang tập trung vào số lượng mà quên đi chất lượng. Rất nhiều người làm SEO hàng ngày spam thật nhiều backlinks với hi vọng tăng chỉ số PR, thậm chí mua bán backlinks,… tạo ra rất nhiều website chất lượng thấp, nội dung vô nghĩa – đó chính xác là một bãi rác trên internet. Google không muốn lãng phí máy chủ của họ vào việc xử lý “đống rác khổng lồ” ấy nên việc không công bố chỉ số PR là một quyết định hợp lý.

Các bạn có thể thắc mắc: nếu vậy thì chúng ta lấy chỉ số nào để đánh giá chất lượng của trang web bây giờ? Giống như đi học thì phải có chấm điểm để đánh giá năng lực của học sinh chứ!

Câu trả lời là: Có rất nhiều trang web khác cũng đo lường và phân tích website, các bạn có thể tham khảo PA, DA của Moz hoặc Rank Alexa của Amazon. Tuy nhiên những chỉ số này không đủ để kết luận gì đâu. Muốn biết một trang web có uy tín, chất lượng hay không các bạn cần nhiều thông tin hơn nữa – xem hướng dẫn ở bài viết này: Cách kiểm tra chất lượng một website.

Theo dõi bài viết
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
mới nhất
cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Gửi bình luận của bạn về bài viết này.x