Những người hay nhắc đến thành tựu trong quá khứ

Người già nói về thời hoàng kim trong quá khứ là để hoài niệm.
Người trẻ nói về những thành tựu trong quá khứ là người tự cao.

Người tự cao thường viện đủ mọi lý do để bao biện cho những sai lầm của bản thân. Và thường “vạch lá tìm sâu”, cố gắng chỉ ra sai lầm của người khác để chứng minh mình giỏi.

Khi sự tự cao lâu ngày trở thành thói quen, thì sẽ sinh ra bảo thủ và cố chấp. Bảo thủ và Cố chấp thể hiện ở chỗ không muốn bị người khác nói về những sai lầm của mình hay nhắc đến những khuyết điểm của mình.

Bảo thủ và Cố chấp lâu ngày trở thành thói quen, thì con người trở nên hèn nhát. Hèn nhát ở chỗ không dám nghe sự thật, càng không dám thừa nhận sự thật.

Sự hèn nhát sẽ sinh ra tự ái. Hễ ai động vào đúng chỗ ngứa là tự ái ngay. Tự ái đến nỗi có thể vì sĩ diện của bản thân mà không cần quan hệ nữa. Như vậy thật không trí tuệ.!

Bệnh này có chữa được không?

Khó.

Một khi con người đã trở nên hèn nhát thì sự thay đổi có lẽ chỉ chờ vào sự giác ngộ của bản thân. Nếu chính bản thân mình không dũng cảm đối diện thì cái giá phải trả sẽ là không bao giờ được nghe lời thật nữa.

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao quá khứ thành công như vậy mà sau đó lại không?

Chắc không phải tại hoàn cảnh hay số phận chứ?

Rõ ràng, số mệnh là 1 thứ rất mơ hồ. Khi chúng ta không chịu thừa nhận bản thân chưa cố gắng đủ thì đổ tại hoàn cảnh là lý do hợp lý nhất, dễ chấp nhận nhất.

Trong khi những người đã từng “kém” hơn ta, hoàn cảnh của họ cũng như ta,… sau đó họ thành công… bởi vì may mắn sao?

Thôi, thôi, thôi… Bản thân không thừa nhận, làm sao tiếp tục nói chuyện được.

Không thay đổi, thì đừng nghe lời thật nữa.!

Theo dõi bài viết
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Gửi bình luận của bạn về bài viết này.x