Chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp không nhận thức được giá trị của website, không biết cách tận dụng những lợi thế, ưu điểm, lợi ích mà website mang lại nên tôi thấy cần phải biết bài này để “khai sáng” cho những chủ doanh nghiệp mới bước chân vào kinh doanh online.
Với mô hình kinh doanh truyền thống thì cần phải có văn phòng (cửa hàng) là để tiếp đón khách hàng, có nhân viên để tư vấn, chăm sóc khách hàng,… Còn với mô hình kinh doanh trực tuyến (online): Mỗi một bài viết giới thiệu trên website có thể coi là một nhân viên tư vấn bán hàng. Các hình ảnh/video về sản phẩm phần nào sẽ giúp khách hàng hình dung ra sản phẩm trong thực tế.
Và như vậy, website phần nào có thể thay thế cho địa điểm kinh doanh. Tất nhiên là chỉ có thể thay thế một phần thôi vì tâm lý khách hàng vẫn thích được nhìn tận mắt, sờ tận tay, được làm việc trực tiếp hơn là làm việc qua internet hay điện thoại. Tuy nhiên, đối với khách hàng ở xa thì website có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất, tối ưu nhất. Những lợi ích mà nó mang lại đôi khi không thể mua được bằng tiền.
Nội dung chính:
- 1 1. Website giúp tiết kiệm chi phí
- 2 2. Website không có hạn sử dụng
- 3 3. Dễ dàng thay đổi
- 4 4. Không bị giới hạn địa lý
- 5 5. Không bị giới hạn thời gian
- 6 6. Không bị giới hạn về không gian
- 7 7. Website giúp tự động hóa việc kinh doanh
- 8 8. Dễ dàng đánh giá hiệu quả
- 9 9. Khẳng định thương hiệu, gia tăng niềm tin và thể hiện sự chuyên nghiệp
- 10 10. Cung cấp thông tin đầy đủ nhất
- 11 11. Dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu
1. Website giúp tiết kiệm chi phí
Chi phí thiết kế web không hề lớn, chỉ vài triệu với những website cơ bản. Trong khi chi phí đầu tư cho một văn phòng (cửa hàng) ít nhất cũng vài chục triệu để cả trăm triệu.
Trong khi đó, để duy trì hoạt động của một website bạn cần:
- Duy trì tên miền: vài trăm nghìn mỗi năm;
- Duy trì hosting: từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu mỗi năm;
So với chi phí thuê văn phòng là thấp hơn rất rất nhiều. Do đó, website là sự lựa chọn hàng đầu của những người khởi nghiệp.
2. Website không có hạn sử dụng
Đúng vậy, cơ sở vật chất bạn đầu tư có thể bị hao mòn qua năm tháng nhưng website thì chỉ ngày càng tốt lên sau thời gian dài phát triển.
Nhân viên tư vấn bán hàng của bạn có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào nhưng nội dung website thì vẫn còn đó, không bao giờ rời bỏ bạn mà đi cả. Tuổi đời trang web càng tăng chỉ càng làm cho tên miền trở nên uy tín, góp phần giúp trang web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
3. Dễ dàng thay đổi
Mỗi lần bạn thay đổi địa điểm kinh doanh sẽ rất vất vả. Chưa kể công sức và tiền bạc để trang trí lại cơ sở mới. Thậm chí sẽ bị mất nhiều khách hàng ở gần địa điểm cũ. Nhưng website thì không! Bạn thích thay đổi tên miền hay nhà cung cấp dịch vụ hosting tùy ý. Mọi hoạt động vẫn sẽ diễn ra bình thường mà khách hàng không hề biết gì cả. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động thay đổi giao diện và nâng cấp thêm các tính năng bất cứ lúc nào.
4. Không bị giới hạn địa lý
Về mặt lý thuyết thì bất cứ ai cũng có thể truy cập vào trang web của bạn. Cho nên dù khách hàng của bạn ở bất cứ đâu cũng có thể xem được thông tin về công ty, về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ không nhất thiết phải đến tận cửa hàng bạn để xem vì đã có hình ảnh trên web, đã có video giới thiệu chi tiết từng sản phẩm,…
Nhờ website, bạn có thể toàn cầu hóa mô hình kinh doanh của mình!
Nghe có vẻ rất hay nhưng thực tế còn nhiều rào cản khiến bạn khó để làm việc đó. Chẳng hạn như:
- Rào cản ngôn ngữ;
- Rào cản về việc vận chuyển;
- Thuế và các thủ tục hành chính,…
Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng giá trị mà website mang lại thì điều đó đương nhiên là thật. Bạn có thể bán hàng khắp thế giới.
5. Không bị giới hạn thời gian
Máy chủ web được thiết kế đặc biệt để luôn luôn hoạt động 24/7. Vì thế người truy cập có thể vào xem bất cứ lúc nào họ muốn. Điều này khác hoàn toàn với việc bạn có một cửa hàng và phải thuê nhân viên trông coi. Mỗi một bài viết trên web là một nhân viên tư vấn bán hàng cho bạn. Tin vui là:
- Nhân viên đó có thể tư vấn cho khách 24/7 mà không cần nghỉ;
- Nhân viên đó siêu sao đến nỗi: cùng lúc có thể tư vấn cho bao nhiêu khách hàng cũng được;
- Nhân viên đó lại không bao giờ cáu gắt với khách hàng. Khách hàng có thể tùy ý ra vào website để xem đi xem lại một bài viết bao nhiêu lần cũng được.
Nghe hay nhỉ? Mà thực tế nó đúng là như vậy đấy! Trang web hoàn toàn có thể làm được việc đó nếu như nội dung của nó thực sự hấp dẫn, hữu ích với người xem.
6. Không bị giới hạn về không gian
Nếu bạn thuê cửa hàng (văn phòng) thì diện tích bị giới hạn. Bạn không thể phục vụ quá nhiều khách hàng cùng một lúc. Và cũng không thể mở rộng không gian thêm được. Nếu việc kinh doanh đòi hỏi bạn phải mở rộng thì bắt buộc đó phải là một địa điểm khác.
Website thì không như vậy, nó có thể phục vụ “không giới hạn” số lượng khách hàng. Và bạn có thể mở rộng nhu cầu bất cứ lúc nào muốn.
7. Website giúp tự động hóa việc kinh doanh
Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể tự động hóa mọi quy trình trên website. Khách hàng có thể chủ động tạo tài khoản, đặt hàng, thanh toán,… Bạn cũng có thể tạo ra những chiến dịch khảo sát để lấy ý kiến khách hàng, thu thập dữ liệu của khách hàng để sử dụng cho các chiến dịch marketing trong tương lai.
Bằng việc tự động hóa bạn không những tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí về nhân sự.
8. Dễ dàng đánh giá hiệu quả
Có rất nhiều công cụ phân tích web (như Google Analytics) giúp bạn đánh giá website. Hoặc đo đếm hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và truyền thông. Ví dụ:
- Google Analytics là công cụ miễn phí của Google sẽ cho bạn biết lượng truy cập vào website hàng ngày, nguồn khách truy cập từ đâu, họ xem những nội dung nào, xem trong bao lâu,…
- Google Webmaster Tool (đã đổi tên thành Google Console) sẽ cho bạn biết khách hàng tìm kiếm bằng những từ khóa nào để vào website, thứ hạng trung bình của các từ khóa, tỷ lệ chuyển đổi cũng như các liên kết của website,…
9. Khẳng định thương hiệu, gia tăng niềm tin và thể hiện sự chuyên nghiệp
Việc tạo ra một website không hề khó và cũng không quá tốn kém nhưng để làm cho nó trông chuyên nghiệp thì không phải chuyện dễ dàng. Khách hàng hiện đại ngày càng tỏ ra thông thái, họ thừa sức phân biệt một trang web “lởm” với một trang web được đầu tư tỉ mỉ.
Nếu website của bạn trông chuyên nghiệp thì đương nhiên khách hàng sẽ thấy tin tưởng hơn. Sự chuyên nghiệp của bạn đã gây ấn tượng ngay từ “lần gặp đầu tiên” và qua đó khẳng định bạn sẽ xây dựng một thương hiệu hùng mạnh chứ không phải chỉ là “ăn xổi” hay “lừa đảo khách hàng”,…
10. Cung cấp thông tin đầy đủ nhất
Đối với một khách hàng mới sẽ rất khó để khách hàng hiểu được bạn hay doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn như từ lịch sử hoạt động cho đến các sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp, các chính sách vận chuyển, thanh toán,… Cho dù bạn làm được điều đó thì cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Website giúp bạn giải quyết tốt vấn đề này!
Mọi thông tin bạn muốn khách hàng xem đều được đăng công khai. Chỉ cần tổ chức (sắp xếp) một cách khoa học thì khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được. Nếu quên họ có thể tìm để xem lại:
- Trang giới thiệu giúp khách hàng biết được các lĩnh vực hoạt động của công ty, lịch sử phát triển cũng như năng lực phục vụ.
- Trang thông tin liên hệ giúp khách hàng biết được địa chỉ trụ sở, các chi nhánh, đại lý và cách liên lạc.
- Trang hướng dẫn thanh toán có đầy đủ thông tin các tài khoản ngân hàng, hướng dẫn khách hàng cách thức giao dịch.
- Trang chính sách cho khách biết được chính sách bán hàng, vận chuyển, các trường hợp đổi trả sản phẩm, hướng xử lý khi sản phẩm hỏng, lỗi,…
- Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bảng giá,… cho khách thoải mái nghiên cứu trước khi quyết định mua hàng,…
Nói chung là mọi thứ, bất kể thứ gì mà bạn muốn khoe với khách hàng hoặc muốn khách hàng biết đều có thể đăng lên website. Lợi ích là vừa làm phong phú nội dung cho website, vừa tạo ra giá trị kết nối bạn với khách hàng.
11. Dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu
Bạn có thể chủ động chia sẻ trang web của mình lên các trang mạng xã hội, diễn đàn, email, tin nhắn,… và đương nhiên khách hàng cũng vậy. Những chiến dịch truyền thông, marketing online thành công có thể mang về cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng. Khả năng lan truyền thông tin trên internet có thể nói là vô hạn, không khó làm, cũng không tốn nhiều sức người như những chiến dịch marketing truyền thống.
Tóm lại, sức mạnh của website là không thể bàn cãi. Thực tế có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã thành công với mô hình kinh doanh online, lượng khách hàng chủ yếu đến từ website.
Mô hình kinh doanh truyền thống ngày càng khó khăn bởi chi phí vận hành lớn, lại chỉ có tính cục bộ (chỉ phục vụ được khách hàng tại địa phương) cho nên các cá nhân khởi nghiệp hiện nay đều chọn kinh doanh online để phát triển. Các mô hình kinh doanh truyền thống đang dần chuyển đổi sang online,… và khi đã online thì website là một thứ không thể thiếu được.