SEO Offpage là việc làm SEO bên ngoài trang web của bạn. Đó là quá trình thúc đẩy quảng bá website trên mạng Internet, trong đó công việc chính là xây dựng backlink chất lượng cho website. So với seo onpage thì tối ưu seo offpage cũng quan trọng không kém, có tác động lớn đến thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm bởi vì các yếu tố off-page là cơ sở để đánh giá mức độ phổ biến của một website.
SEO Offpage bao gồm những công việc sau:
- Đăng ký website vào các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…), các trang danh bạ web, social bookmarking,…
- Chia sẻ trang web lên các mạng xã hội (facebook, google+, twitter,…)
- Xây dựng backlink chất lượng trên các trang web vệ tinh, blog, diễn đàn,…
- Tăng traffic chất lượng cho website.
Công việc seo offpage chỉ nên bắt đầu và mang lại hiệu quả khi các bạn đã tối ưu onpage tốt. Rất nhiều bạn mới vào nghề không hiểu quy trình làm seo nên thường tỏ ra nóng vội, mặc dù chưa tối ưu website tốt nhưng đã đẩy mạnh seo offpage để rồi làm seo mãi không thấy hiệu quả mà không biết lý do tại sao. Thậm chí nhiều bạn quá tập trung vào việc xây dựng backlink mà quên mất xây dựng nội dung cho trang web, chỉ mải kéo traffic về website mà không để ý rằng nếu nội dung trang web của bạn nghèo nàn, không cập nhật sẽ làm tỷ lệ thoát trang cao, thời gian xem trang thấp,… như thế không những không tốt cho seo mà còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của website trong mắt người dùng.
Nội dung chính:
1. Đăng ký website với công cụ tìm kiếm
Việc đăng ký một website mới với các máy tìm kiếm nhằm thông báo cho các bot vào website thu thập dữ liệu về lập chỉ mục, đây là điều kiện cần để người dùng có thể tìm thấy trang web của bạn.
Tất nhiên bạn chỉ nên đăng ký khi website đã hoàn thiện (đã có nội dung, tối ưu onpage,…) còn nếu website chưa có nội dung hoặc vẫn đang trong quá trình xây dựng thì cũng chẳng sao hết nhưng có thể các nội dung cũ đã được lập chỉ mục sai title, description, cấu trúc url,… đến khi website được hoàn thiện thì bạn sẽ mất thời gian chờ Google cập nhật lại các chỉ mục và có thể trong Google Webmaster Tool sẽ xuất hiện những thông báo lỗi 404 nữa.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký website với công cụ tìm kiếm
2. Chia sẻ lên các mạng xã hội
Có rất nhiều tranh cãi về vai trò của các mạng xã hội (đặc biệt là Google+) trong SEO vì trước đây Google đã từng ưu ái cho những bài viết Google Plus có thứ hạng rất cao và hiển thị thêm avatar của tác giả trên trang kết quả tìm kiếm. Vấn đề đặt ra ở đây là các mạng xã hội có ảnh hưởng đến SEO hay không? Nếu ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Nếu một trang web được nhiều người like, chia sẻ, bình luận trên các mạng xã hội như Facebook, Google+,… thì thứ hạng trang web đó liệu có được cải thiện? Để trả lời cho những câu hỏi trên các bạn hãy đọc bài viết sau đây:
→ Mạng xã hội ảnh hưởng đến SEO như thế nào
3. Xây dựng backlinks chất lượng
Các bạn mới tìm hiểu về SEO nên xem bài viết backlink là gì để hiểu được tầm quan trọng của backlinks đối với thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google. Sau đó, các bạn xem tiếp bài viết thế nào là backlink chất lượng để tránh được những lỗi cơ bản khi xây dựng backlinks cho website không bị Google phạt.
Có thể nói việc tạo ra những backlinks chất lượng cho website là phần việc chiếm nhiều thời gian và tốn nhiều công sức nhất, vì người làm seo không chỉ phải đầu tư vào nội dung mà còn phải kết hợp tốt các yếu tố social media, thương hiệu và khéo léo điều hướng hành vi người dùng.
4. Tăng lượng traffic cho website
Traffic là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho một trang web có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Hành vi của những người xem trang web sẽ phản ánh chất lượng của traffic. Trang web có càng nhiều traffic chất lượng thì càng tốt cho seo và ngược lại: bản thân việc làm seo cũng chính là một trong những cách thu hút traffic rất hiệu quả. Chính vì đây là cái vòng luẩn quẩn nên đối với những website mới (không có traffic) thì việc làm seo thường vất vả hơn.
Thuật toán của Google ngày càng thông minh nên việc sử dụng các thủ thuật để tăng traffic cho website ngày càng rủi ro. Rất nhiều trang web đã bị tụt hàng, thậm chí “mất tích” trên trang kết quả tìm kiếm sau khi sử dụng các phần mềm boot auto hoặc trao đổi traffic. Do đó, các bạn không nên tốn thời gian, đau đầu suy nghĩ về các thủ thuật black hat làm gì, hãy dành sự tập trung đó cho những công việc an toàn hơn, mang lại giá trị lâu dài hơn.
Xem thêm: Tăng traffic chất lượng cho website